LỄ CƯỚI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CÓ GÌ?

Trong văn hóa người Việt, cưới xin là việc trọng đại của đời người. Cũng từ quan niệm đó mà việc cưới xin vốn từ lâu có nhiều thủ tục, lễ lạt và có phần rườm rà đối với cuộc sống ngày nay. Để phù hợp hơn với nhu cầu của thời đại, lễ cưới hiện đại đã được tinh giản gọn gàng hơn cùng các lựa chọn trang phục lịch sự, cách tân mà vẫn giữ được nét truyền thống.

Lễ Dạm Ngõ

Lễ Dạm Ngõ

Đây là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình, miếng trầu là đầu câu chuyện. Trong buổi lễ này, hai bên gia đình sẽ chia sẻ nói chuyện để cùng thấu hiểu về gia cảnh, công việc, cuộc sống của nhau. Cô dâu – Chú rể, song thân hai gia đình diện trang phục lịch sự không nhất thiết phải là áo dài, veston. Lễ dạm ngõ là lần gặp mắt chính thức đầu tiên giữa 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái. Hai bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh, điều kiện của đôi bên. Ngày nay, mặc dù các cặp trai gái đã thực sự được tự do tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì vẫn cần buổi gặp mặt giữa cha mẹ đôi bên. Nhà trai sẽ mang lễ dạm ngõ đến nhà gái ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và bàn đến chuyện trăm năm cho đôi uyên ương.

Lễ Ăn Hỏi

Lễ Ăn Hỏi

Đây là buổi lễ chính thức thông báo về việc hứa gả giữa hai bên thông gia. Nhà trai cùng đội bê tráp tới nhà trao lễ vật cho phía nhà gái. Phía nhà gái trao phong bao lì xì trả duyên.Sau khi lễ ăn hỏi được diễn ra thì đôi bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ thành hôn cho đôi uyên ương.Lễ vật truyền thống gồm: trầu cau, chè thuốc, bánh cốm, hoa quả… Trong buổi lễ này, cô dâu thường vận áo dài, chú rể mặc suit chỉn chu, lịch sự. Trong trường hợp nhà trai nhà gái ở xa, lễ dạm ngõ và ăn hỏi có thể tổ chức trong cùng một ngày.

Lễ Kết Hôn

Lễ Kết Hôn

Đây là ngày cưới chính thức của cặp đôi cô dâu – chú rể. Trong ngày cưới, hai bên gia đình tổ chức tiệc mặn mời gia quyến, bạn bè tới chung vui. Trước sự chứng kiến của mọi người, cô dâu chú rể trao nhẫn, chính thức nên duyên vợ chồng. Tùy theo mong muốn, tình hình tài chính của hai bên gia đình mà quy mô đám cưới có thể khác nhau. Hiện nay, một số cặp đôi không lựa chọn tổ chức đám cưới linh đình mà chỉ tổ chức lễ cưới nhỏ và các khách mời đều là bạn bè thực sự thân thiết với hai vợ chồng. Trang phục trong lễ cưới: cô dâu mặc đầm trắng – chú rể mặc suit hoặc tuxedo. Đây là dịp để dòng họ nhà trai, nhà gái cùng người thân, bạn bè chúc phúc cho cặp dâu và rể. Không dừng lại ở đó, với nhiều vùng miền, phong tục lễ cưới hỏi như một nghi lễ quan trọng để xã hội công nhận cuộc hôn nhân.
Đặc biệt, lễ cưới trong lịch sử văn hóa Á Đông mang thông điệp rất quan trọng. Dịp lễ sẽ mang đến những điều tốt lành, bình an và chúc phúc cho cặp đôi trẻ từ người thân và bạn bè.

Sự Dung Hòa, Phát Huy Nét Truyền Thống Trong Đám Cưới Hiện Đại

Đám cưới hiện đại của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi song vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Một số biểu tượng từ xưa vẫn được coi trọng như trầu cau, chữ hỷ và màu đỏ hạnh phúc. Các nghi lễ gia tiên cũng được lưu giữ như việc chuẩn bị mâm ngũ quả bày trên bàn thờ, thắp hương báo cáo tổ tiên, lễ lên đèn (phổ biến trong miền Nam). Hiện nay, việc tổ chức được một đám cưới vừa gọn nhẹ, phù hợp với cuộc sống hiện đại, vừa giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt là điều mà nhiều đôi uyên ương chú trọng. Bởi khách mời trong đám cưới vẫn có nhiều vị cao tuổi, quen nếp sống cũ, bên cạnh đó cũng có những vị khách trẻ tuổi mang phong cách hiện đại nên việc dung hòa giữa phong tục truyền thống và các nét văn hóa phương Tây sẽ khiến đám cưới thêm vui vẻ, trọn vẹn.
1
2